Lá ngón có độc không? – Kiến thức về Lá ngón và cách nhận biết

Nhắc đến cây lá ngón, người ta thường nghĩ ngay đến một loại cây cực độc, và chết người. Vậy thực sự lá ngón có độc không? Lá ngón ăn được không? Cây lá ngón thuộc loại cây gì? Có những loại lá ngón nào? Và làm thế nào để phân biệt cây lá ngón độc? Đây là những câu hỏi đáng quan tâm mà chúng ta sẽ cùng khám phá trong bài viết này

Cây lá ngón là cây gì?

Theo Wikipedia: “Cây lá ngón, còn gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn (danh pháp hai phần: Gelsemium elegans) là một loài thực vật có hoa, từ năm 1994 được phân loại trong họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae).]

lá ngón có độc không?
Cây lá ngón

Lá ngón có mấy loại 

Cây lá ngón có mấy loại? Người ta phân biệt 2 loại cây lá ngón nhờ vào hình dáng của lá. Lá ngón có độc thì có lá thuôn dài, hình mũi mác. Còn lá ngón không độc thì tròn ngắn, to bản khá giống lá trầu không.

lá ngón có độc không
Cây lá ngón độc
lá ngón có độc không
Hình ảnh lá ngón độc và không độc từ trái qua phải

Cây lá ngón độc như thế nào?

Lá ngón ăn chết người như thế nào? Trong lá ngón, có chứa một chất kịch độc có thể gây tử vong ngay lập tức. Loại độc tố này là hoạt chất alkaloid. Alkaloid là một nhóm hợp chất hữu cơ chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ, thường có mặt trong nhiều loài thực vật và đôi khi cũng tìm thấy trong một số loài động vật.

Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, đặc biệt là hệ thần kinh. Ngay một lượng nhỏ alkaloid cũng có thể gây tử vong.

Độc tố trong lá ngón thâm nhập vào cơ thể rất nhanh, chỉ mất từ 5 đến 30 phút qua đường tiêu hóa. Thời gian gây tử vong trung bình từ 1 đến 7 tiếng sau tiếp xúc với độc tố của lá ngón.

Theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu tại Khoa Sinh, Đại học Đà Lạt, chỉ cần tiếp xúc lá ngón, bẻ cành, hoặc để chất nhựa độc dính vào tay và sau đó vô tình tiếp xúc với đồ ăn hoặc vết thương hở, các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và cuối cùng dẫn đến tử vong do ngừng hô hấp.

Thành phần gây tử vong trong cây lá ngón là các alkaloid tồn tại trong toàn bộ cây, và độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Đây là một loại cây rất nguy hiểm và cần được xem như một mối nguy hại đối với sức khỏe con người. Việc tránh tiếp xúc với cây lá ngón và biết cách nhận biết nó là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Lá ngón mọc ở đâu?

Lá ngón là một loại cây thường được tìm thấy tại các vùng núi phía Bắc Việt Nam như Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Tây, Hà Giang, Lào Cai và Tuyên Quang. Ngoài ra, cây lá ngón cũng được ghi nhận mọc ở một số vùng nhiệt đới khác trên thế giới, cũng như một số khu vực của Trung Quốc và Châu Mỹ.

Lá ngón thích nơi có địa hình đồi núi, với điều kiện sống mát mẻ và đất phù sa giàu dinh dưỡng. Vì vậy, các vùng núi phía Bắc Việt Nam là môi trường lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lá ngón.

Ngoài ra, cây lá ngón cũng được tìm thấy ở một số vùng nhiệt đới khác trên thế giới, nơi có khí hậu ấm áp và độ ẩm cao. Vậy nên, Một số khu vực của Trung Quốc và Châu Mỹ cũng là môi trường sinh sống của loại cây này.

Cách nhận biết cây lá ngón độc

Nhiều người vẫn nhầm lẫn cây Dây đau xương – có tên khoa học là Tinospora cordifolia. Đây là một loài cây thuộc họ Lá ngón, nhưng khác với cây lá ngón độc. Dây đau xương được sử dụng trong y học dân gian với các đặc tính chữa bệnh liên quan đến xương và khớp. Điều này cho thấy sự nhầm lẫn trong tên gọi và cách sử dụng của cây lá ngón.

Theo Wikipedia: Cây lá ngón độc là một loại cây leo thân quấn thường xanh, có thể dài tới 12m, cành không có lông, và trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, và hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, có đầu nhọn, phía cuống thì sẽ nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7cm – 12cm, rộng 2,5cm -5,5 cm. Hoa lá ngón mọc thành chùm ở đầu cành hoặc ở kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Mùa hoa lá ngón là vào tháng 6, 8, 10. Quả là một nang, có màu nâu hình thon, dài tầm một cm, rộng 0,5cm. Hạt nhỏ, và quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, và hình thận.

Đây được xem là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất gồm: Cây củ chi, lá ngón, trúc đào và cây sui. Do đó, dù chỉ ăn 3 lá ngón thì bạn sẽ mất mạng ngay lập tức. 

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh – Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho hay: Lá ngón thường được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Câu vẫn, Hoàng đằng, Đoạn trường thảo, hay Co ngón, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Thuốc rút ruột,… 

Lá ngón thuộc họ mã tiền, một loại cây khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta, nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang,….”

Hình ảnh cây lá ngón

lá ngón có độc không
Quả cây lá ngón
lá ngón có độc không
Hoa lá ngón màu vàng mọc thành chùm
cây lá ngón
Hình ảnh cận cảnh cây lá ngón
lá ngón có độc không
Cây lá ngón

Các triệu chứng khi bị ngộ độc lá ngón

– Đau bụng, khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, bí đái, da lạnh, vã mồ hôi, và cơ tay chân khó vận động, nặng có thể gây liệt cơ hoàn toàn.

– Giãn đồng tử nên có thể dẫn đến nhạy cảm với ánh sáng, chói mắt, sụp mi, liệt cơ hàm dưới dẫn đến rơi hàm dưới và không khép được vào miệng.

– Thở yếu đi, thở chậm dẫn đến suy hô hấp, nhịp tim cũng chậm, huyết áp tụt có thể dẫn đến ngừng tim, đồng thời tăng phản xạ gân xương, và co giật.

Cách sơ cứu người bị ngộ độc lá ngón

Nếu không phát hiện sớm, và sơ cứu điều trị kịp thời bệnh nhân thường chết sau 1-7 giờ. Do vậy, khi phát hiện người bị ngộ độc lá ngón, phương pháp sơ cứu ban đầu là hết sức quan trọng, phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng các biện pháp gây nôn như: uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn, sau đó phải nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ độc chất, ngăn cản hấp thu độc tố bằng cách rửa dạ dày, uống than hoạt, hay truyền dịch tránh những biến chứng muộn nặng nề, hay nguy hiểm dẫn đến tử vong.

lá ngón có độc không
Lá ngón

Cách phân biệt lá ngón ăn được

Tại vùng Mường So, Lai Châu, lá ngón không độc lại được trồng nhiều tại vườn và được sử dụng để làm món ăn hay một số vị thuốc. Theo kinh nghiệm của những người lớn tuổi ở đây, lá ngón có hai loại: có độc và không có độc. 

Cây lá ngón không độc đã được người dân phát hiện từ rất lâu và được người dân nơi đây trồng tại vườn để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. 

Để phân biệt sự khác nhau của hai loại cây này, ta cần phải quan sát thật kỹ vì chúng có thân leo giống nhau. Xét về hình dáng, cây lá ngón độc thuôn dài, và có hình mũi mác, còn lá ngón ăn được, không độc thì lại tròn ngắn và to hơn, to như lá trầu không. 

Người Mường So đã  tận dụng loại lá ngón không độc chế biến  thành nhiều món ăn trong bữa cơm gia đình. Kiểu truyền thống nhất là luộc, nấu canh, lá ngón xào trứng. Nhưng hấp dẫn nhất chính là món lá ngón xào tỏi, đã trở thành đặc sản nổi tiếng được người dân ở đây dùng để tiếp đãi thực khách.

Trên đây là những chia sẻ của Đồ Dã Ngoại HNC về cây lá ngón và trả lời cho câu hỏi: Lá ngón có độc không?. Có thể thấy, để chuẩn bị cho chuyến đi cắm trại, du lịch dã ngoại ngoài việc sắm sửa đồ cắm trại, lều trại đầy đủ thì cần trang bị thêm những kiến thức rừng núi cần thiết. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho chuyến đi của bạn. Ghé HNC thường xuyên để cập nhật những kiến thức bổ ích về du lịch, dã ngoại nhé.

Xem thêm:  BÀN GHẾ CẮM TRẠI

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *